• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Điểm trung bình: 10.0 / 10 ( 14 lượt đánh giá )

Các chuyên gia phòng khám Thái Hà cho biết, giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm phổ biến hiện nay. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều nguy hại đến sức khỏe do có thể tấn công đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, tim mạch, cơ, xương..., gây tàn tật, thậm chí là tử vong.

Tham khảo thêm:

Benh giang mai co nguy hiem khong
Bệnh giang mai nguy hiểm như thế nào?

Bệnh giang mai có nguy hiểm hay không?

Bệnh giang mai lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn này thường sinh sống ở những nơi nóng, ẩm trên cơ thể người, đặc biệt là bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Do đó, con đường lây nhiễm bệnh giang mai phổ biến là quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Ngoài ra, giang mai còn có thể lây nhiễm qua đường máu, lây từ mẹ sang con, ôm hôn hoặc va chạm với các ổ bệnh trên da của người bệnh cũng khiến bạn dễ dàng bị lây nhiễm bệnh giang mai.

Sau khi người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, trong giai đoạn ủ bệnh từ 1 – 3 tháng người bệnh thường không có bất kì triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên lúc này người bệnh vẫn có thể lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục bừa bãi hoặc tham gia hiến máu.

Sau giai đoạn ủ bệnh, trên cơ thể người mắc giang mai bắt đầu có những triệu chứng cơ bản như:

- Xuất hiện các nốt viêm loét hình tròn hoặc bầu dục có bán kính từ 1 – 2cm. Các nốt này được gọi là săng giang mai. Săng giang mai có đặc điểm: trũng ở giữa, màu hồng hoặc đỏ; viền bóng mượt, cứng như sụn; không đau, không ngứa.

- Săng giang mai xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Ngoài ra, các săng giang mai còn xuất hiện ở miệng, hậu môn (nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc giang mai qua đường miệng hoặc hậu môn), ngón tay, ngón chân, đùi, bẹn... sau khoảng 6 – 8 tuần xuất hiện, săng giang mai sẽ tự biến mất dù không điều trị. Đây là lý do khiến cho nhiều người mắc bệnh giang mai chủ quan, tưởng bệnh tự khỏi nên không tiến hành điều trị. Tuy nhiên, khi săng giang mai biến mất chính là lúc xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Sau khi săng giang mai biến mất một thời gian, trên da người mắc bệnh giang mai lại nổi ban màu hồng hoặc tím, mọc thành từng cụm đối xứng như cánh hoa mai. Các nốt ban này mọc ở khắp cơ thể, ở cả lòng bàn tay, gan bàn chân... Ngoài ra, lúc này người bệnh còn kèm các triệu chứng: sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sụt cân, nổi hạch, rụng tóc, rụng lông...

Theo các chuyên gia Sức khoẻ 247, nếu giang mai không được chữa trị, sau khoảng trung bình 15 năm mắc bệnh, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện gôm (củ) giang mai. Gôm củ giang mai là những khối u nhỏ mọc cách đều trên da người bệnh. Kích thước của gôm củ giang mai có thể chỉ bé bằng hạt ngô, nhưng cũng có thể to bằng nắm tay và có thể mọc ở bất kì chỗ nào trên cơ thể (ngay cả mặt, mũi). Gôm, củ giang mai có thể bị vỡ, tạo thành các tổn thương gây viêm loét trên da. Các tổn thương này khó lành và thường để lại sẹo trên da. Mặt khác, trong giai đoạn cuối của bệnh, xoắn khuẩn giang mai sẽ phá hủy nội tạng của người bệnh, gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm gan, viêm phổi, tim mạch... Đặc biệt, giang mai là căn bệnh cực kì nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai bị giang mai rất dễ truyền bệnh cho thai nhi, khiến thai nhi mắc giang mai bẩm sinh hoặc bị tử vong.

Như vậy có thể khẳng định rằng giang mai là một bệnh xã hội rất nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên phòng tránh bệnh như sau:

- Chung thủy 1 vợ 1 chồng, quan hệ tình dục có sử dụng biện pháp an toàn (dùng bao cao su).

- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng và tránh lây nhiễm bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia Hỏi Bác Sĩ phòng khám Thái Hà về sự nguy hiểm của bệnh giang mai. Nếu bạn còn băn khoăn nào về vấn đề này, hãy gọi điện đến số 0365.116.117 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp nhé.

Bác sĩ tư vấn

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập thông tin