• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Tìm hiểu bệnh giang mai

Tìm hiểu bệnh giang mai
Điểm trung bình: 7.6 / 10 ( 38 lượt đánh giá )

Giang mai là một trong những bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, việc tìm hiểu những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh giang mai là rất cần thiết. Sau đây các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giới thiệu một cách chi tiết về căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết liên quan:

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum (hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, mức độ nguy hiểm của bệnh chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV. Giang mai có tốc độ lây lan khá năng, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người bệnh mà nó còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một đất nước.

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai

Bạn có thể bị lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai qua các con đường sau:

Quan hệ tình dục không an toàn: Cũng giống như các bệnh xã hội khác, quan hệ tình dục không an toàn được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến cho bạn mắc phải bệnh giang mai. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai là do quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người.

Lây truyền qua đường máu: Trong khoảng thời gian ủ bệnh, người bệnh thường không có bất kỳ một triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu người bệnh đi hiến máu thì người nhận máu sẽ có nguy cơ mắc bệnh giang mai là rất cao bởi lúc này trong máu của người bệnh đã có sự tồn tại của xoắn khuẩn giang mai. Ngoài ra, việc sử dụng chung kim tiêm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai hơn.

Lây truyền từ mẹ sang con: Khi chị em đang trong thời kì mang thai mà không may mắc phải bệnh giang mai thì có thể lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi thông qua nhau thai. Thông thường, bệnh sẽ lây truyền sang cho thai nhi bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Lây nhiễm do tiếp xúc gián tiếp với các tổn thương trên cơ thể: Nếu bạn hôn hoặc sờ vào những tổn thương giang mai, đặc biệt ở giai đoạn săng giang mai thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh giang mai

Tất cả mọi người ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh giang mai. Tuy nhiên, những người có quan hệ tình dục không an toàn, nhân viên y tế, những người bị nhiễm HIV, trẻ sơ sinh là những đối tượng rất dễ mắc phải bệnh giang mai.

Triệu chứng bệnh giang mai

Các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội phòng khám Thái Hà cho biết, bệnh giang mai phát triển qua 3 giai đoạn chính và 1 giai đoạn tiềm ẩn với các triệu chứng đặc trưng như sau:

Triệu chứng giang mai giai đoạn 1

Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 3 – 90 ngày (thường là 21 ngày) thì tại những chỗ có tiếp xúc với mầm bệnh sẽ xuất hiện những tổn thương đầu tiên. Triệu chứng đặc trưng thời kỳ này là sự xuất hiện của săng giang mai. Săng là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, có hình tròn hoặc hình bầu dục với kích thước từ 0,3 – 3 cm, bờ nhãn, có màu đỏ, không gây ngứa và đau, không có mủ kèm theo.

nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu, phần thân dương vật, bìu, trực tràng …

Đối với nữ giới, chị em có thể phát hiện săng giai mai tại môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung…

Ngoài các bộ phận trên thì săng giang mai còn có thể xuất hiện ở hậu môn và khoang miệng nếu người bệnh có tiếp xúc tình dục với người bệnh qua đường hậu môn và đường miệng.

Săng giang mai sẽ tự lành sau khoảng 4 – 8 ngày mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh đã khỏi mà nó sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 2

Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 thường bắt đầu sau 4 – 8 tuần kể từ khi giai đoạn 1 chấm dứt.

Giai đoạn này bắt đầu bằng một số vết nổi mẩn xuất hiện trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Sau đó người bệnh sẽ bị nổi phát ban toàn thân với các nốt ban màu đỏ, không ngứa, không đau, khi ấn vào thì biến mất.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: đau đầu, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch, giảm cân không rõ nguyên nhân…

Các triệu chứng của bệnh giai đoạn 2 cũng sẽ tự biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần kể từ khi xuất hiện.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm và người bệnh sẽ không có bất kỳ một triệu chứng nào, tuy nhiên, xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 3

Trong giai đoạn nay, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào cơ thể và gây ra những tổn thương nghiêm trọng như: củ giang mai, giang mai tim mạch, giang mai thần kinh khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cử động, liệt tứ chi, mù lòa, mất trí nhớ… thận chí có thể dẫn đến tử vong.

Phòng và điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt. Vì vậy, khi bạn phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh giang mai sẽ được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa trị khi bệnh đang ở giai đoạn đầu.

Để không bị mắc bệnh giang mai, bạn nên quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng; vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục; chú ý đến các vết thương hở…

Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến Bệnh giang mai xin vui lòng gọi đến 0365.116.117 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn. Hoặc đến trực tiếp phòng khám tại số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội

Bác sĩ tư vấn

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập thông tin